Giá vàng trong nước Tính đến 9h30 sáng nay, giá vàng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 79,4-81,4 triệu đồng/lượng (mua – bán). Chênh lệch giá mua bán vàng SJC tại DOJI niêm yết ở mức 2 triệu đồng/lượng.
So với đầu phiên giao dịch trước đó, giá vàng tại Tập đoàn DOJI tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.
Trong khi đó, tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 79,55-81,35 triệu đồng/lượng (mua – bán). Chênh lệch giá mua bán vàng SJC là 1,8 triệu đồng/lượng.
So với mở cửa phiên giao dịch trước đó, giá vàng tại Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Chênh lệch mua bán vàng SJC được niêm yết ở mức cao. Điều này khiến nhà đầu tư có nguy cơ thua lỗ khi mua vàng.
Đối với nhẫn vàngTính đến 9h45, giá nhẫn vàng tròn trơn được Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 68,18-69,48 triệu đồng/lượng (mua – bán). So với mở cửa phiên giao dịch trước đó, giá nhẫn vàng được Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh giảm 40.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua và bán.
Trong khi đó, Vàng bạc đá quý Sài Gòn được niêm yết ở mức 67,65-68,85 triệu đồng/lượng mua bán. So với mở cửa phiên giao dịch trước, giá nhẫn vàng được Trang sức Sài Gòn điều chỉnh giảm 50.000 đồng/lượng mua vào và 100.000 đồng/lượng bán ra.
Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) được niêm yết ở mức 67,7-68,8 triệu đồng/lượng (mua – bán). So với mở cửa phiên giao dịch trước đó, giá nhẫn vàng của PNJ được điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng cho cả mua và bán.
Giá vàng thế giới Đầu phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu này được niêm yết trên Kitco ở mức 2.155,7 USD/ounce, giảm 5,6 USD/ounce so với mở cửa phiên sáng.
Dự báo giá vàng
Giá vàng thế giới giảm trong bối cảnh chỉ số USD tăng. Ghi nhận lúc 9h45, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chính ở mức 103.060 điểm (tăng 0,07%).
Theo CNBC News, giá vàng quốc tế ghi nhận phiên giảm đầu tiên sau 4 tuần tăng liên tiếp khi nhà đầu tư giảm kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất.
Dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tăng hơn dự kiến trong tháng 2 và giá sản xuất cũng cho thấy sự co giãn nhất định trước lạm phát. Lạm phát cao hơn dự kiến duy trì áp lực buộc FED phải giữ lãi suất ở mức cao, làm giảm giá vàng. Kim loại quý không sinh lãi này cũng được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa lạm phát.
Theo CME FedWatch Tool, thị trường chỉ nhìn thấy 55% khả năng lãi suất sẽ giảm. Thứ Sáu tuần trước, chỉ số này đạt 80%.
Theo nhà phân tích thị trường Everett Millman của Gainesville Coins, lạm phát đang bắt đầu tăng trở lại, điều đó có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách sẽ phải duy trì chính sách tiền tệ hạn chế hơn trong thời gian dài hơn.
Chuyên gia này nói thêm, dù môi trường lãi suất cao không phải là môi trường thuận lợi cho vàng nhưng nếu nguyên nhân khiến lãi suất tiếp tục duy trì ở mức cao là do lạm phát nóng… thì tất nhiên người dân sẽ tìm đến vàng trở lại.
Trong khi đó, chuyên gia Stefano Pascale của Barclays cho rằng đà tăng giá vàng có thể bị hạn chế trong thời gian tới. Theo Pascale, vàng được định giá nhờ việc cắt giảm lãi suất của FED và điều đó đã gây ra đợt phục hồi ấn tượng kéo dài 9 ngày của vàng. Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy FED vẫn khó đưa ra quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ.
Ông Chris Gaffney – chuyên gia thị trường thế giới tại EverBank cho rằng, giá vàng sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá. Các nhà đầu tư đang hỏi khi nào Fed sẽ quyết định bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Theo Florian Grummes – Giám đốc điều hành Midas Touch Consulting, giá vàng sẽ đạt mốc mới trên 2.200 USD/ounce, phá vỡ mặt bằng giá trong biên độ giao dịch dài hạn 1.900-2.075 USD/ounce.
Ngân hàng Goldman Sachs đã nâng dự báo giá vàng trung bình năm 2024 từ 2.090 USD/ounce lên 2.180 USD/ounce và kim loại quý này sẽ chinh phục mức 2.300 USD/ounce vào cuối năm nay.